Những Địa Điểm Hái Lộc Đầu Năm Tại Các Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Sài Gòn Tết 2024

Khi tết đến, chắc hẳn ai cũng đều mong ước 365 ngày tiếp theo đều gặp may mắn, có nhiều sức khỏe và hạnh phúc hơn. Theo tục lệ đã có từ rất lâu đời của người Việt là mọi người sẽ cùng nhau đi lễ Phật đầu năm để hái lộc, cầu may cho năm mới. Người ta cũng không ngại book tour du lịch đi xa để đến viếng những ngôi chùa vừa đẹp, vừa nổi tiếng linh thiêng. Nếu bạn chưa lên được kế hoạch cho mình, hãy dành thời gian viếng thăm những ngôi chùa thiêng có tiếng cầu gì được nấy được gợi ý ngay sau đây nhé.

1. Chùa Vĩnh Nghiêm: Ngôi chùa nổi tiếng nhất ở TPHCM

Ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở TP.HCM nằm trong khuôn viên rộng thoáng, kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa miền Bắc. Nét đặc biệt của ngôi chùa là tháp đá 7 tầng, cao 14 m được trạm trổ những hoa văn độc đáo và công phu. Không chỉ linh thiêng, chùa còn có cảnh quan đẹp mắt với tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14m. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964. Du khách có thể đến Vĩnh Nghiêm để lễ chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên các tăng ni phật tử thường tập trung đi lễ chùa vào những ngày đầu xuân năm mới hoặc lễ hội hoa cúc 9/9 âm lịch.

Ngôi chùa cổ kính này nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7,quận 3. Chùa được khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971. Người vẽ cho công trình này là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu. Khuôn viên của chùa vào khoảng 6.000m2, bao gồm 3 khu chính là Tam Quan, Tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp. Kiến trúc mái ngói cong vút, từng đường khắc, chạm trổ đều tỉ mỉ và tinh tế.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa rất lâu đời và nổi tiếng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chùa khá lớn gần cầu Công Lý. Bước vào chùa là tượng Phật Mẹ Quan Âm cao lớn. Lên cầu thang quẹo qua tay trái là Tháp Quan Thế Âm cao 7 tầng, bên trong tháp mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ Tát Quan Thế Âm. Chùa là điểm an cư kiết hạ của Chư tăng Tổ đình Vĩnh Nghiêm và tăng sinh trường Cao Đẳng và trung cấp Phật Học TP.HCM. Trong chùa trồng nhiều hoa sen, hoa súng, cây cảnh rất đẹp tạo khoảng xanh bóng mát cả một vùng. Hằng ngày chùa đón tiếp rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước, du khách nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.

2. Chùa Bà Ấn Độ: Chùa cầu duyên linh thiêng nhất ở TP HCM

Địa chỉ chính xác tại số 45 đường Trương Định, phường Bến Thành, quận 1

Chùa Bà Ấn Độ còn được gọi là Đền bà Mariamman, nằm ở vị trí đẹp, ngay trung tâm thành phố. Chùa Bà Ấn có kiến trúc độc đáo theo phong cách Hindu giáo, ngôi chùa không chỉ thu hút người dân Ấn kiều mà cả những người Việt cũng thường xuyên tới cầu nguyện. Đặc biệt, mọi người thường đến đây cầu duyên, cầu cho tình yêu lâu bền và gia đình hạnh phúc.

Cùng với mua muối, hái lộc hay kiêng quét nhà thì những ngày đầu năm mới, người dân thường hay cùng nhau đến chùa để cầu xin may mắn, bình an. Ai cũng mong mỏi gia đình mình được hạnh phúc, người ốm đau thì xin được sức khỏe, người làm ăn thì xin thành công, và có những bạn trẻ đường tình duyên chưa suôn sẻ thì lại xin tìm được ý trung nhân phù hợp.

Chùa Bà Ấn Độ thờ thần mưa Mariamman – đây là vị nữ thần Hindu vô cùng linh thiêng, được người dân Việt và Ấn Độ tôn sùng. Nhiều người tới đây dâng lễ với mong muốn đức mẹ Mari sẽ ban phước lành, tình duyên thuận lợi “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi” và gia đình hạnh phúc ấm no.Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, ngôi chùa còn có phong cách Ấn Độ. Những bức tường đá, cột đá được tạo hình tinh xảo, khác biệt với kiến trục Việt Nam. Xung quanh chùa được bao bọc bằng hàng rào cao 5m, tạo nên không gian tách biệt, linh thiêng.

3. Lăng Ông Bà Chiểu: Địa điểm cầu bình an đầu năm ở TP HCM

Địa chỉ: 01 Vũ Tùng, Phường 1, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Nhắc đến những ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn, giới trẻ vẫn thường truyền tai nhau về Lăng Ông Bà Chiểu. Nơi đây có tên gọi như vậy là bởi Lăng Ông gần với chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh. Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Thượng Công Miếu. Đến đây bạn sẽ thấy lăng mộ được bao bọc bởi bức tường dài 500m và có 4 cổng theo 4 hướng ra 4 con đường.

Nhất là vào những ngày 29,30 tháng 7; mồng 1,2 tháng 8 âm lịch nơi đây tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt . Hay vào các ngày rằm người dân và khách thập phương đến đây rất đông để cầu bình an, sức khỏe, tình duyên cho gia đình mình. Ngoài ra, ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn này cũng nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo cùng màu sắc chủ đạo là vàng, đỏ. Kiến trúc lạ mắt này cũng thu hút các bạn trẻ tới checkin rất đông.

4. Chùa Ngọc Hoàng: Địa điểm lễ chùa đầu năm lâu đời ở TPHCM

Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) là ngôi chùa lâu đời ở TP.HCM. Công trình có nét đẹp của lối kiến trúc xưa, mái ngói âm dương nên thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300 m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

5. Chùa Giác Lâm: Chùa cầu may mắn nổi tiếng nhất TPHCM

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP.HCM. Kiến trúc chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa Nam Bộ với mặt tổng thể theo kiểu chữ “Tam” gồm 98 cột chống đỡ. Bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ chất liệu khác nhau. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, thích hợp cho các Phật tử và du khách hành hương. Đặc biệt, vào những ngày Tết nguyên đán 2022, chùa Giác Lâm còn đón hàng nghìn khách thập phương đến lễ Phật và chiêm ngưỡng nét kiến trúc uy nghiêm, cổ kính.

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.

6. Chùa Ông: Địa điểm cầu tài lộc đầu năm tại TPHCM

Chùa Ông còn có tên gọi khác là chùa Quan Đế Thánh hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa mang đậm kiến trúc của người Hoa, nằm trong khu đô thị sầm uất. Tuy diện tích không lớn, chùa Ông vẫn luôn thu hút đông đảo du khách bởi sự linh thiêng vang tiếng gần xa. Vào mỗi dịp đầu năm, đông đảo du khách kéo nhau đến lễ bái.

Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai mong cầu sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc, các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái trong năm mới.

Chùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.

Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.

Xem thêm: Tết Du Lịch Ở Đâu? Top Những Địa Điểm Du Lịch Đáng Đi Tại Việt Nam Trong Dịp Tết 2024

Bình luận

Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.

Viết bình luận