Mùa hè là khoảng thời gian tuyệt vời cho các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tắm biển,... Vì vậy việc bị cháy nắng là không thể nào tránh khỏi. Mời bạn cùng Siêu Thị Làm Đẹp tìm hiểu các mẹo chữa cháy nắng tại nhà sau đây.
Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tia UV năng lượng cao khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài. Bất cứ phần da trên cơ thể nào cũng có thể bị cháy nắng khi không được che chắn hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Các dấu hiệu thường gặp của làn da khi bị cháy nắng: sờ da thấy nóng, da bị đỏ ửng, đau, sưng nề và ngứa da, xuất hiện các bọng nước nhỏ ở bề mặt da đi kèm với các dấu hiệu toàn thân. Cháy nắng sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh bị sốt cao, đau đầu, nôn mửa, ý thức mơ hồ,...
Tình trạng này sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kéo dài nhiều ngày. Tùy vào mức độ tổn thương mà da cháy nắng có thể hồi phục khi lớp tế bào da mới hình thành sau vài ngày hoặc lâu hơn. Các biện pháp chăm sóc da tốt sẽ giúp da cháy nắng phục hồi nhanh và hoàn toàn hơn.
Làm dịu da bằng nước mát
Làm dịu da bằng nước mát là một trong những cách làm dịu da ngay tức thì và dễ thực hiện nhất bằng cách dùng nước mát để hạ nhiệt độ vùng da bị cháy nắng. Không dùng nước ở hồ bơi hoặc nước biển tránh gây kích ứng da. Thay vào đó bạn chỉ cần dùng nước sạch mát bình thường để làm dịu da.
Bôi kem dưỡng ẩm hoặc gel có thành phần nha đam
Lá cây nha đam chứa các thành phần cấp ẩm rất tốt cho da. Đồng thời có khả năng làm mát, làm dịu da, giảm kích ứng này rất tốt cho những làn da bị bỏng cháy nắng.
Khi da bị cháy nắng, hãy bôi trực tiếp lớp gel nha đam như một loại mặt nạ lên da để cung cấp độ ẩm, giảm kích ứng và bỏng da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đối với người có làn da nhạy cảm và bị kích ứng do 1 số chất trong gel nha đam thì không nên áp dụng cách này.
Sử dụng sữa chua không đường để làm dịu da
Sữa chua không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa nhờ chứa các lợi khuẩn. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm dịu da, đánh bay cảm giác ngứa rát và phục hồi da sau cháy nắng rất hiệu quả.
Trước khi bôi sữa chua không đường, bạn cần rửa sạch vùng da cháy nắng, sau đó bôi và giữ trên da từ 5 - 10 phút. Cuối cùng bạn hãy dùng khăn mềm để lau khô da, tránh chà xát khiến da tổn thương nặng hơn.
Dùng baking soda và bột yến mạch chữa da bị cháy nắng
Đây là cách rất được phái đẹp ưa chuộng, vừa có công dụng chữa cháy nắng trên da, vừa có tác dụng thư giãn rất tốt. Bạn hãy dùng vài muỗng baking soda, pha với bột yến mạch vào bồn tắm hòa với nước mát, ngâm mình thư giãn từ 15 - 20 phút. Sau đó làn da sẽ được cấp ẩm tự nhiên, giảm tình trạng kích ứng ngứa rát đáng kể.
Sử dụng sữa tươi để chữa cháy nắng
Một trong những cách trị cháy nắng vô cùng đơn giản đó chính là sử dụng sữa tươi. Pha sữa tươi không đường vào bồn tắm, sau đó bạn hãy ngâm mình trong bồn sữa tươi để hạ nhiệt độ vùng da đang bị tổn thương. Khi đó bạn sẽ thấy da mát hơn và bớt đau rát hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này tốn một lượng sữa tươi đáng kể và khá lãng phí. Vì vậy bạn có thể thay thế bằng cách thấm sữa tươi hoặc sữa chua không đường bằng khăn mặt, sau đó phủ kín lên vùng da đang bị cháy nắng.
Cách chữa cháy nắng bằng cà chua
Bạn cũng có thể dùng cà chua để chữa cháy nắng tương tự như dưa leo, bằng cách cắt lát và đắp lên vị trí da bị cháy nắng. Đây là một phương pháp được phái đẹp sử dụng rộng rãi và đánh giá khá cao, bởi công dụng hiệu quả và khả năng tiết kiệm chi phí của nó.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cà chua và sữa theo tỉ lệ 1/4 để có hỗn hợp điều trị cháy nắng hiệu quả. Làn da khi bị bỏng nóng nếu được đắp hỗn hợp này, sẽ nhanh chóng được làm mát và không đau rát nữa.
Thường xuyên uống đủ nước: Để ngăn ngừa tình trạng mất nước gây khô da, làm tăng thêm cảm giác nóng, rát, khó chịu, bạn hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, bạn cần thường xuyên uống nước, ngay cả khi không cảm thấy khát.
Chọn kem dưỡng ẩm không chứa cồn: Kem lô hội, kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone 1% sẽ giúp phục hồi, bảo vệ da vùng tổn thương. Bạn cần tránh các sản phẩm có chứa cồn vì có thể gây ra tình trạng khô, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
Tránh tác động vào vết phồng rộp: Khi da bị cháy nắng, nơi bị tổn thương có thể hình thành những vết phồng rộp hoặc mụn nước. Bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không chạm tay và che các mụn nước bằng gạc để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành vết thương.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Để tránh gây cháy nắng nặng hơn, bạn hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hạn chế ra đường vào các thời điểm có chỉ số tia UV cao, mặc quần áo che chắn và thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da đang bị tổn thương.
>>> Top 11 Viên Uống Chống Nắng An Toàn, Được Đánh Giá Tốt Nhất Hiện Nay
>>> Review Top 10+ Kem Chống Nắng Tốt Nhất Được Yêu Thích Hiện Nay
>>> Top 12 Kem Chống Nắng Hàn Quốc Tốt Nhất, Chất Lượng Nhất 2024
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Viết bình luậnHotline: 028.6275.9999 - 028.6275.8888
Zalo/SMS: 0986.000.333 - 0967.800.800 - 0934.850.850
Email: info@sieuthilamdep.com
Địa chỉ cửa hàng:
Hồ Chí Minh
- 1002 Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình
Xem thông tin
- 15i Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Q1
Xem thông tin
Hà Nội
- 104A Hoa Bằng, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Xem thông tin
© 2010 - 2024 Siêu Thị Làm Đẹp. Bản quyền thuộc về Siêu Thị Làm Đẹp