Vào mùa sinh sản, chim yến trống và chim yến mái sẽ bắt đầu làm tổ để chuẩn bị chào đón chim con ra đời. Khi làm tổ, chim yến tiết ra nước bọt có dạng sợi như sợi tơ, sau khi tiếp xúc với không khí những sợi này sẽ bị đông cứng lại gắn chặt vào vách đá hoặc trần nhà dệt thành tổ, có hình dạng như vỏ sò, màu trắng đục.
Để làm nên tổ yến hoàn chỉnh, chim yến thường mất khoảng 1 tháng. Tổ chim yến thường được chúng làm nên trước khi đẻ trứng, thường là vào thời điểm cuối tháng 3 đến giữa tháng 6 hàng năm. Các tài liệu về chim yến cho thấy loài chim này rất đa dạng về chủng loại, tuy nhiên chỉ có hai loài có thể làm tổ từ nước bọt và ăn được đó là chim yến đen (yến Maxima) và yến hàng (yến Fuciphaga), trong đó yến hàng là phổ biến nhất.
Chim yến thường làm tổ trên các vách đá cao sát biển hoặc trên trần của các hang động nguyên thủy nên việc khai thác thường khá khó khăn và nguy hiểm. Đây cũng chính là lý do vì sao yến sào ngày xưa lại quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ, con người đã xây dựng được các nhà nuôi yến giống với môi trường sống của chúng để dẫn dụ chim vào ở và làm tổ. Vì vậy, việc khai thác và cung cấp yến ra thị trường ngày càng đơn giản và an toàn hơn.
Tổ yến ăn có tác dụng gì ?
Đây là món ăn được xếp vào hàng cao lương mỹ vị của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia Đông Nam Á khác, bởi tính chất quý giá và nguồn dinh dưỡng dồi dào mà nó mang lại.
Tổ yến là loại thuốc bổ cung cấp thêm năng lượng cuộc sống; cân bằng và tăng cường quá trình trao đổi chất; có công dụng tăng hấp thu dinh dưỡng, bổ phổi, tốt cho tim và sự tuần hoàn máu, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Ăn tổ yến liên tục sau một thời gian sẽ có tác dụng giữ cho cơ thể trẻ, khỏe không bị bệnh, có công dụng dưỡng da làm da đẹp hơn và cải thiện tình trạng của tóc, chống lão hóa, nhờ đó cải thiện sức khỏe kéo dài tuổi thọ…
Giá trị dinh dưỡng của yến
Chim yến là loài chim có đặc tính rất đặc biệt là làm tổ trên núi và chỉ kiếm mồi trong tự nhiên. Do không có sự can thiệp, chăm sóc của con người nên tổ yến sào có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tổ yến có chứa hơn 30 nguyên tố vi lượng cùng nhiều loại axit amin tốt cho sức khỏe. Cụ thể gồm:
Chứa 55% protein không béo (tùy vào yến tự nhiên hay yến nuôi trong nhà mà lượng protein sẽ khác nhau) cùng 18 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe.
Một số loại axit amin có nhiều trong tổ yến như histidine, cystine, serine, arginine, lysine, tryptophan, leucine, threonine, proline, glutamic… tốt cho sức khỏe toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
Tổ yến chứa hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Na… cùng một số khác như Cu, Mn, Zn, Br… có khả năng cải thiện trí nhớ, ổn định thần kinh.
Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Se, Cr… có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ tiêu hóa.
Trung bình cứ trong 100g yến sào sẽ đem lại khoảng 345 kcal.
Tổ yến ăn được mấy lần? và ăn tổ yến bao nhiêu là đủ
Hiện nay, 1 tổ yến có khối lượng trung bình từ 9-11 gram yến. Nếu áp dụng theo liều lượng tham khảo ở trên thì vị chi, sẽ dùng được:
Đối với trẻ em:
Dùng từ 1-1,5 gram yến khô/1 lần ăn và cách dùng ăn cách ngày – 1 tổ yến cho trẻ em dùng trong 7-10 lần – 1 tổ yến dùng trong 2 tuần
Đối với người trưởng thành:
Dùng từ 1.5 – 2 gram yến khô/1 lần ăn và cách dùng ăn cách ngày – 1 tổ yến cho người trưởng thành dùng trong 5-7 lần- 1 tổ yến dùng trong 1.5 tuần
Đối với người bệnh:
Dùng từ 2-3 gram yến khô/1 lần ăn và cách dùng mỗi ngày – 1 tổ yến cho trẻ em dùng trong 3-5 lần- 1 tổ yến dùng trong 1 tuần
Ăn tổ yến lúc nào là tốt nhất
Nên ăn tổ yến khi bụng rỗng để giúp hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ yến. Khung thời gian lý tưởng đó là:
Trước khi đi ngủ: 21h – 23h.
Trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.
Không nên ăn tổ yến khi quá đói hoặc quá no sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ.
Không nên dùng yến sào khi đang đau bụng, tiêu chảy.